Bị chồng bạo hành ròng rã 5 năm và con đường để tôi thay đổi cuộc đời
“ Anh ta thường xuyên dùng những lời lẽ thiếu tôn trọng để chì chiết vợ và bố mẹ vợ. Thậm chí, những lúc say, anh ta còn bạo lực tay chân khiến tôi nhiều lần phải chịu đau đớn vô cùng…Tôi đã âm thầm chịu đựng không muốn “vạch áo cho người xem lưng” và muốn giữ gìn cho con cái có một gia đình trọn vẹn. Nhưng khi tôi càng chịu đựng thì cuộc sống càng rơi vào tồi tệ và bế tắc.”
Câu chuyện chị H.V.A bị chồng bạo hành tinh thần cũng như thể xác chắc chắn không phải là điều xa lạ trong cuộc sống ngày nay. Câu chuyện không mới nhưng luôn là vấn đề nhức nhối với cuộc sống của những người phụ nữ bất hạnh trong hôn nhân. Làm thế nào để vượt qua những nỗi bất hạnh đó luôn là trăn trở lớn của họ.
H.V.A là nhân viên văn phòng và là một trong những học viên thành công của Học viện Veras. Trước khi gặp cô Vera Hà Anh, chị có cuộc sống bế tắc tưởng như không lối thoát. Bây giờ, chị đã viên mãn hơn với cuộc sống của mình. Cùng lắng nghe câu chuyện và những chia sẻ của chị H.V.A để rút ra cho bản thân những bài học phù hợp với hôn nhân của bạn nhé.
Bất hạnh hôn nhân và nỗi đau cam chịu
Kể lại cuộc hôn nhân sóng gió của mình, chị H.V.A ngậm ngùi:
“Ngay từ những ngày đầu mới kết hôn, hạnh phúc không bao lâu thì chồng tôi bắt đầu thể hiện những hành động và lời nói thể hiện sự vũ phu của mình. Có lần, khi hai vợ chồng trên đường đi chơi về có xảy ra tranh cãi, chồng tôi dừng xe và đánh tôi ngay trên trên đường. Người đi đường trông thấy đã kể lại với bố mẹ tôi. Sự xấu hổ, tự ti cũng như đau đớn thể xác bủa vây lấy tôi lúc đó. Đó là lần đầu tiên anh ta “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với tôi.
Bố mẹ tôi lúc đấy đã khuyên tôi nên suy nghĩ lại về tương lai của cuộc hôn nhân này. Họ muốn tôi từ bỏ người chồng có tính vũ phu khi chúng tôi chưa có sự ràng buộc về con cái. Tuy vậy, vì vẫn rất yêu chồng và nghĩ rằng mình có thể thay đổi được anh ta nên tôi đã cố gắng bám víu vào niềm tin đó để tiếp tục chung sống với nhau.
Sau đó, tôi sinh con gái đầu lòng, cứ nghĩ rằng khi có con thì chồng sẽ trưởng thành và trách nhiệm hơn. Nhưng sự thật không như mong đợi, chồng tôi vẫn ham chơi và thường tụ tập bạn bè nhậu nhẹt tới khuya. Những lúc say, anh ta lớn tiếng và đe dọa tôi nếu như tôi lên tiếng đáp trả. Thậm chí có lần, khi say anh ta lấy dao kề vào cổ tôi doạ giết.
Tinh thần sau sinh vốn đã bất ổn, lại thêm những hành động bạo hành của chồng khiến tôi dường như gục ngã. Không dám tâm sự với bố mẹ đẻ và anh chị bởi trước đây tôi đã không nghe lời khuyên từ họ. Hơn nữa, tôi cũng không muốn gia đình phải lo lắng cho mình.
Tôi vẫn lựa chọn sự cam chịu để tiếp tục cuộc hôn nhân bất hạnh đó. Bây giờ nghĩ lại, tôi cũng không hiểu được động lực nào đã giúp mình mạnh mẽ đến như vậy, cũng có thể là vì con gái bé bỏng của tôi.
Sau khi sinh con, vì chán cảnh suốt ngày ở nhà chăm con nên đã tìm một công việc mới. Vốn dĩ có kinh nghiệm nên tôi nhanh chóng được nhận vào làm kế toán ở một công ty cách nhà 15km. Những ngày đầu đi làm, dù có khó khăn, vướng bận con nhỏ nhưng tôi cảm thấy rất vui vẻ vì được đi làm lại, có bạn bè, đồng nghiệp khiến cuộc sống dần có ý nghĩa hơn. Nhưng chưa được bao lâu thì chồng tôi bắt tôi phải nghỉ việc. Anh ta không muốn tôi đi làm, lý do anh ta đưa ra chỉ là “hãy ở nhà trông con, tiền thì tao có thể kiếm được”. Khi tôi cố gắng thuyết phục thì anh ta đã cho tôi 1 bạt tai đau đớn. Anh ta bắt đầu suy diễn việc tôi đi làm để “léng phéng” với người khác, bỏ bê con cái gia đình.
Một lần nữa tôi lại cam chịu và đồng ý nghỉ việc ở nhà chăm con. Đó là quãng thời gian tối tăm thực sự. Bố mẹ chồng đối xử tốt với tôi, tôi cũng đã tâm sự và chia sẻ với họ và mong rằng họ có thể khuyên con trai thay đổi. Tuy vậy, anh ta vẫn chứng nào tật nấy. Tình yêu sau hôn nhân dường như dần chết mòn, chỉ còn lại những hoài nghi đổ vỡ. Đã có lần tôi đề nghị ly hôn, nhưng anh ta không chấp nhận và đe dọa: nếu ly hôn tôi sẽ tay trắng và không bao giờ có cơ hội gặp con. Tôi không biết mình nên sống tiếp ra sao cho đến một ngày…”
Tôi đã vượt qua nỗi bất hạnh như thế nào?
Một ngày, tôi gặp lại người bạn thân của mình từ hồi cấp ba. Chúng tôi chia sẻ với nhau về cuộc sống của mình. Như gặp được tri kỷ, tôi giãi bày những uất ức và cay đắng mà mình đã phải chịu đựng. Cô ấy đã lắng nghe và cho tôi những lời khuyên “quý giá”. Dường như tôi cũng đã hành xử sai trong mối quan hệ hôn nhân của mình. Trước đây, tôi chỉ chăm chăm vào lỗi lầm của chồng mà quên rằng mình cũng đã có những cư xử chưa đúng.
Tôi tham gia khóa học “ Phụ nữ lãnh đạo bằng ngôn từ” của Học viện Veras từ người bạn thân giới thiệu và tìm thấy những giải pháp để cứu rỗi cuộc đời mình. Tôi thay đổi cách hành xử của bản thân và biết cách sử dụng ngôn từ, nghệ thuật giao tiếp để hoà hợp với chồng. Tôi được học kỹ năng thuyết phục và nắm giữ hạnh phúc của chính mình. Qua đó, tôi phần nào hiểu được tâm lý của chồng và biết cách cư xử tinh tế hơn. Anh ấy đã biết trân trọng vợ, không còn to tiếng khi nói chuyện với tôi và 2 vợ chồng có thể ngồi chia sẻ với nhau thẳng thắn thay vì cãi vã, động tay động chân.
Qua khoá học, tôi biết cách sử dụng lời lẽ phù hợp và tinh tế hơn khi nói chuyện với chồng. Trước đây, khi anh ấy nhậu nhẹt bạn bè, tôi thường can ngăn bằng những lời lẽ khó nghe kiểu:
“ Anh chỉ biết suốt ngày ăn nhậu, con cái chẳng lo, tiền nong thiếu thốn mà suốt ngày ăn chơi với bạn bè.”
“ Anh đi thì đi luôn đừng về nữa”.
Đôi khi trước mặt bạn bè anh ấy, tôi cũng tỏ thái độ không vui khiến anh mất mặt với mọi người. Những điều sai lầm này chỉ khi tham gia vào khóa học của cô Vera Hà Anh tôi mới được nhận ra.
Giờ đây, mỗi lần anh ấy tụ tập bạn bè, tôi khéo léo và tinh tế hơn trong việc nhắc nhở chồng, tôi quan tâm đến sức khoẻ của chồng nhiều hơn:
“Dạo này em thấy anh dạ dày anh không được tốt lắm, anh uống ít thôi để đảm bảo sức khoẻ nhé”.
Hoặc thay vì ngăn cản, tôi chủ động rủ anh về thăm ông bà nội ngoại hoặc cùng nhau đi mua cho anh một món đồ phù hợp với sở thích của anh.
Thời gian đầu anh bất ngờ về sự thay đổi của tôi. Anh thường hỏi tôi “ Sao dạo này em lạ thế ?” hay kiểu “ Trước đây em có bao giờ quan tâm anh như thế này đâu?”…Tôi nhận ra sự bất ngờ lẫn hạnh phúc của anh. Lâu dần thì anh cũng không còn hứng thú với những cuộc vui đến khuya mới về như trước nữa.
Bên cạnh đó, khi muốn chồng làm điều gì đó cho mình, tôi biết cách chủ động bày tỏ hơn thay vì yên lặng chờ đợi. Khi muốn chồng giúp tôi việc nhà, tôi không còn càu nhàu kiểu ra lệnh cho anh nữa, thay vào đó tôi nhờ chồng theo cách “ Anh ơi, anh dạy con cách sắp xếp đồ chơi lại giúp em nhé. E hy vọng con có ý thức gọn gàng ngay từ nhỏ”.
Trước đây, khi muốn anh ấy đưa tiền cho mình lo sinh hoạt gia đình tôi thường đòi hỏi kiểu: “Sao tháng này anh chưa đưa tiền cho em? Em còn bao nhiêu khoản phải chi tiêu”. Bây giờ tôi biết cách nắm bắt tâm lý của chồng hơn và nhẹ nhàng hỏi anh: “ Hôm nay vợ chồng mình đi mua chiếc nồi chiên không dầu nhé!
Em vừa học được mấy món ngon muốn nấu cho cả nhà”. Từ đó, anh chủ động cùng tôi tham gia vào những việc lớn – nhỏ trong gia đình chứ không để mình tôi quán xuyến như trước nữa.
Tôi hiểu ra rằng: “Chúng ta chỉ hạnh phúc khi chúng ta cố gắng học hỏi những kiến thức để giao tiếp thông minh với chồng và cải thiện đời sống vợ chồng viên mãn hơn. Đừng chỉ than vãn hoặc âm thầm chịu đựng bất hạnh nữa phụ nữ nhé!”
Qua câu chuyện và những chia sẻ của chị H.V.A, Học viện Veras tin rằng các bạn có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm quý giá về cách cư xử khéo léo khi nói chuyện với chồng, biết nên nói và nên tránh điều gì để hạn chế những cuộc cãi vã dẫn đến bạo hành gia đình. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” nhưng nếu bạn hiểu biết và có cách cư xử đúng đắn thì hạnh phúc sẽ luôn mỉm cười với bạn.