Ai là người nên giữ tiền trong gia đình để hôn nhân luôn hạnh phúc?

giữ tiền trong gia đình

Ai là người giữ tiền trong gia đình là một trong những vấn đề khiến nhiều chị em băn khoăn. Bởi lẽ vấn đề tài chính đóng vai trò rất quan trọng để hôn nhân hạnh phúc. Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có những kinh nghiệm cho riêng mình nhé.

Ai là người nên giữ tiền trong gia đình

Nhiều cặp vợ chồng gặp những khúc mắc trong việc ai là người nên giữ tiền trong gia đình. Việc này có thể ảnh hưởng lớn đến việc hiểu nhau, thông cảm cho nhau để vun đắp hạnh phúc. Các bạn có thể tìm hiểu một số phân tích sau.

Vợ chồng tiền ai nấy giữ – Tự chi tiêu

Có nhiều cặp vợ chồng tự giữ tiền và tự chi tiêu. Thường thì mỗi người sẽ tự chi trả những khoản chi tiêu cá nhân của mình và có trách nhiệm chi trả các khoản khác nhau trong gia đình. Các khoản này sẽ được thống nhất từ trước. Ví dụ như chồng sẽ chi trả tiền sửa sang nhà cửa, tiền học cho con…Vợ sẽ lo tiền ăn uống, chi phí sinh hoạt. Tất nhiên, các khoản chi trả cũng cần phải dựa vào tình hình thu nhập của nhau.

Với cách phân chia này, vợ chồng có thể tự do tài chính nhưng vẫn có trách nhiệm với tổ ấm của mình. Hai vợ chồng thống nhất được với nhau từ trước sẽ hạn chế cãi vã. Tuy nhiên, cả hai cần thống nhất xây dựng mục tiêu chung cho gia đình và có ý thức tiết kiệm chi tiêu. Một trong hai chi tiêu lãng phí thì cách quản lý tiền này cũng sẽ gặp nhiều vấn đề.

giữ tiền trong gia đình

Vợ chồng tiền ai nấy giữ – Tự chi tiêu

Tự quản lý tài chính và đóng góp quỹ chung để chi trả các khoản phí

Nhiều cặp vợ chồng chọn cách giữ tiền trong gia đình này bởi nó cũng có những ưu điểm riêng. Thay vì mỗi người chịu trách nhiệm chi trả một số khoản chi phí thì họ sẽ gộp chung vào quỹ để chi trả các khoản. Có thể cách này sẽ phát sinh một số vấn đề nghi ngờ vợ hoặc chồng giữ quỹ  không minh bạch, chi tiêu không rõ ràng. Cách để giải quyết vấn đề là hãy nạp tiền vào một tài khoản chung, mọi thu chi đều được báo về SMS.

Cả hai cùng quản lý tài chính gia đình nhưng cần có sự thống nhất từ trước để tránh xảy ra những cãi vã, xung đột. 

Vợ giữ tiền và chi trả các khoản chi tiêu trong gia đình?

Vợ giữ tiền trong gia đình và chi trả các khoản chi tiêu là một trong những cách được nhiều cặp đôi lựa chọn. Tuy nhiên, để hôn nhân luôn hạnh phúc và không xảy ra những cãi vã, bất đồng về tài chính thì người vợ cần tinh tế, biết tiết kiệm và mua sắm hợp lý. Sự tinh tế mà chúng tôi muốn nhắc đến là không nên “thắt chặt” chi tiêu của chồng. 

Nhiều người chồng phải xin vợ tiền mỗi ngày để tiêu và phải báo cáo cho vợ những khoản đã chi trả dù là những khoản không đáng kể. Do đó, nhiều người đàn ông thường không muốn cho vợ giữ tiền và hay có quỹ đen. Do đó, vợ đừng kiểm soát quá chặt khi giữ tiền trong gia đình nhé.

giữ tiền trong gia đình

Vợ giữ tiền và chi trả các khoản chi tiêu trong gia đình?

Chồng giữ tiền và chi trả các khoản chi tiêu

Nếu các ông chồng biết cách quản lý tài chính tốt thì việc họ giữ tiền và chi trả chi phí trong cuộc sống là điều tốt. Tuy nhiên, nếu chồng không phải là người biết tiết kiệm, cẩn thận thì việc giữ tiền là không nên.

Các cặp vợ chồng cần xem xét và xác định được thế mạnh, nhược điểm của nhau để quyết định việc ai là người sẽ giữ tiền và thanh toán các khoản chi tiêu.

Lời khuyên để vợ chồng cởi mở trong vấn đề quản lý tài chính

Để cởi mở hơn trong vấn đề tài chính, vợ chồng bạn có thể làm theo các lời khuyên sau:

  • Công khai thu nhập: Khi cả 2 công khai những khoản thu nhập thì các bạn cùng biết và có kế hoạch tích lũy, sử dụng tài chính phù hợp.
  • Tạo một khoản dự phòng nhỏ: Khoản dự phòng này dùng để chi tiêu trong những trường hợp cần thiết mà không bị ảnh hưởng đến chi tiêu hằng ngày.
  • Theo dõi hoạt động thu chi thường xuyên: Việc theo dõi hoạt động thu chi nhằm giúp bạn điều tiết tài chính hiệu quả, tránh chi tiêu lãng phí.
  • Cần có khoản tiết kiệm: Luôn chuẩn bị khoản tiền tiết kiệm để đảm bảo có tiền chi tiêu khi gặp sự cố hoặc để an dưỡng tuổi già. 
  • Cả hai đều cần có khoản chi tiêu cho cá nhân: Những khoản chi tiêu cho gặp gỡ bạn bè, tiếp khách, mua sắm cho cá nhân là điều cần thiết. Tuy nhiên cần công khai và thống nhất trước với nhau.
  • Cần giải quyết những bất đồng tài chính ngay khi gặp phải: Khi có những bất đồng về cách chi tiêu hoặc chưa thống nhất được với nhau về việc giữ tiền thì cả 2 cần ngồi lại giải quyết ngay trên nguyên tắc bình đẳng, chia sẻ rõ ràng với nhau. 

Lời kết

Với những cách giữ tiền trong gia đình ở trên, có thể các bạn sẽ tìm được phương án tối ưu nhất cho gia đình mình. Dù chọn cách quản lý tài chính nào thì hãy luôn tôn trọng và thẳng thắn với nhau nhé!

Có thể bạn quan tâm: Học cách ứng xử trong nhà để không nói ra chồng vẫn hiểu ý vợ 

Chia sẻ: